Đây là một điều kì diệu được thực hiện trong một thời gian ngắn. Nó chứng tỏ giáo viên và cộng đồng xã hội Việt Nam rất nhanh thích ứng với công nghệ.
Một nhóm đồng nghiệp của tôi công bố kết quả nghiên cứu thực tiễn dạy học online ở mùa Covid năm 2020 cho thấy, không ít các nhà trường bê chương trình, nội dung dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến.
Ví dụ với môn thể dục, không nhiều giờ học được hướng dẫn hoặc nhà trường bảo đảm rằng “thể dục” là cần thiết. Các giáo viên chưa biến đổi “nội dung” cho phù hợp với không gian nhỏ, hạn chế tiếng ồn và dụng cụ học tập. Trong khi có rất nhiều hình thức, bài tập, tài nguyên hướng dẫn vận động hữu ích trên mạng internet.
Chúng tôi cũng thấy không nhiều giáo viên lịch sử, địa lí, sinh học, … biết sưu tầm những bảo tàng “ảo” để cho giờ học trở nên hấp dẫn …
Sự thay đổi của người dạy, người học
Dạy học trực tuyến có thể được hiểu: “… là việc sử dụng công nghệ, internet để tạo ra trải nghiệm học tập”. Các nghiên cứu cho thấy ba lĩnh vực được coi là thay đổi khi các khóa học được đưa lên mạng: (1) hỗ trợ giảng dạy và tinh thần cho học sinh, (2) những kỳ vọng liên quan đến việc biên soạn các khóa học trực tuyến trong khi vẫn duy trì khối lượng giảng dạy đầy đủ, (3) yêu cầu cung cấp hỗ trợ công nghệ thường xuyên cho học sinh và phụ huynh.
![]() |
Chúng ta chưa có sự đầu tư thích đáng cho chương trình, nội dung dạy học trực tuyến cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực “số” để thực thi? |
Môi trường học trực tuyến khác với lớp học truyền thống. Trong giáo dục trực tuyến, sự tương tác giữa học sinh và giáo viên đã được thay đổi từ hướng dẫn đồng bộ trực tiếp sang một cộng đồng ảo không đồng bộ.
Người học trực tuyến phải có trách nhiệm hơn, tự chủ, tự học hơn để thích nghi với môi trường mới, thích nghi với bối cảnh mới, biết tổng hợp ý tưởng, biết cách tham gia, tổng hợp ý tưởng, áp dụng ý tưởng hoặc khái niệm, và kích thích sự tò mò của bản thân, nên “trung thực”; nên sẵn sàng chịu “trách nhiệm” đối với việc hình thành cộng đồng trực tuyến; và nên sẵn sàng làm việc “cộng tác”.
Công nghệ, với tư cách là phương tiện trung gian hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, vì vậy giáo viên phải được đào tạo “không chỉ để sử dụng công nghệ mà còn phải thay đổi cách thức tổ chức và cung cấp tài liệu”.
Vì thế, sự chuẩn bị của giáo viên cho dạy học trực tuyến không hề được xem nhẹ, nó còn đòi hỏi sự nghiên cứu rất công phu để chuyển thể nội dung trực tuyến và đặc điểm người học – những thứ rất khó trong điều kiện thiếu vắng những giao tiếp trực tiếp.
Không thể dùng bài giảng truyền thống để dạy online
Chúng ta chưa có sự đầu tư thích đáng cho chương trình, nội dung dạy học trực tuyến cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực “số” để thực thi.
Một khảo sát của chúng tôi cho thấy: các giáo viên tham gia dạy học trực tuyến cho biết chưa thực sự hài lòng với chất lượng giảng dạy của mình. Hầu hết giáo viên đã soạn bài giảng ở file word và trình chiếu trực tiếp file word này trong khi dạy hoặc người soạn dạng văn bản kết hợp chuyển sang power point, không nhiều người biết người sử dụng phần mềm chuyên sâu để tăng sự tương tác, minh họa cho bài học.
Không có giáo viên nào xây dựng bài giảng dạng chương trình hóa, phân hóa. Một số ít giáo viên sử dụng được các phần mềm test nhanh để kiểm tra học sinh. Họ cho biết: Chưa có phần mềm hỗ trợ chuyển hóa nội dung, quản lí việc học, việc dạy của giáo viên và học sinh; Chưa có yêu cầu, hướng dẫn về tiêu chí nội dung nên giáo viên chưa có căn cứ thực hiện; Các giáo viên cũng cho biết, họ đang cố gắng học cách sử dụng một phần mềm dạy học trực tuyến vì thấy rằng mình chưa thành thạo kĩ năng dạy học này.
Họ cho rằng, cần thiết có phần mềm hỗ trợ chuyển hóa bài giảng từ dạng truyền thống sang trực tuyến, vì không thể sử dụng 100% bài tập, câu hỏi truyền thống cho dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến cần có câu hỏi trắc nghiệm (đa dạng chứ không phải chỉ có dạng 4 phương án, có một phương án đúng), cần có tích hợp phần mềm để người học thể hiện kĩ năng toán học như vẽ đồ thị, vẽ hình,… Các giáo viên đồng ý rằng nếu có phần mềm giúp tương tác, quản lí được việc học từ đánh giá chẩn đoán đến hướng dẫn học, đánh giá quá trình thì mới đảm bảo được chất lượng học tập trực tuyến.
Bên cạnh đó, thời khóa biểu cho học trực tuyến cũng chưa phù hợp. Việc thiếu tự chủ trong điều chỉnh kế hoạch dạy học của các nhà trường là một thực tiễn. Dẫn đến, học sinh phải học trực tuyến quá nhiều, có những trường giữ nguyên thời lượng 4- 5 tiết/ buổi mà không có sự sắp xếp hợp lí để đảm bảo sức khỏe thể chất và thư giãn cho người học.
Thách thức chuyển đổi “kỹ năng số”
![]() |
Cần đầu tư để xây dựng hệ sinh thái số, mà nội dung, chương trình học tập số như là một hạ tầng thiết yếu. |
Các nghiên cứu khoa học đều khuyến nghị rằng các nội dung dạy học trực tuyến cần được thiết kế theo định hướng chương trình hóa, mà tốt nhất là chương trình phân nhánh, có sự phân hóa tốt đối với khả năng tiếp thu, phong cách học tập của người học. Bên cạnh đó, nội dung trong một liều kiến thức cũng cần có dung lượng phù hợp. Tùy vào đối tượng học tập mà dung lượng này được thay đổi.
Tuy nhiên, không nên quá 15 phút tương tác trên máy đối với một liều và quá 90 phút cho một buổi học trực tuyến. Đối với nội dung dạy học trực tuyến, cần thiết có phần mềm chuyển hóa nội dung từ trực tiếp sang trực tuyến, để đảm bảo rằng không có tình trạng nội dung học trực tuyến giống nội dung học trực tiếp.
Phần mềm cũng giúp minh họa nội dung học, hướng dẫn học, đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình học cũng như tăng sự tương tác trong học tập, giúp học tập linh hoạt theo không gian và thời gian.
Như vậy, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để dạy học trực tuyến trở thành phương thức giáo dục chính thức và phát huy được thế mạnh của nó.
Trong đó, thách thức lớn nhất chính là chuyển đổi “kĩ năng số” cho những người thực thi bao gồm cả nhà quản lí, giáo viên, … Cùng đó, chúng ta cần đầu tư để xây dựng hệ sinh thái số, mà nội dung, chương trình học tập số như là một hạ tầng thiết yếu, để người dạy và người học có thể khai thác cơ bản cho việc học tập.
Về kĩ thuật, cần đảm bảo rằng cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị và đường truyền internet, phần mềm học tập được trang bị, hỗ trợ đầy đủ, ổn định.
Về chuyên môn, giáo viên cần được tập huấn về dạy học chương trình hóa, phân hóa trong thiết kế nội dung, đồng thời tương thích với phần mềm dạy học, cung cấp, khai thác, tích hợp với tài nguyên trên mạng internet hợp lí.
Về quản lí, cần có phần mềm quản lí hệ thống tích hợp với phần mềm môn học để có thể đánh giá quá trình học tập, quản lí giảng dạy. Giúp việc học có thể được triển khai theo nhiều cấp độ: học với máy, học có hướng dẫn của giáo viên, học trong xã hội học tập, …
Chỉ khi có sự chuẩn bị tốt, nội dung dạy học đạt được những yêu cầu thì dạy học trực tuyến mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả học tập; đồng thời đó là điều kiện để xác thực, chính thức hóa việc học tập này.
TS. Chu Cẩm Thơ - Phó trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
Ý kiến, góc nhìn của bạn đọc về các vấn đề của giáo dục, xin vui lòng gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hải Phòng cho rằng dạy học trực tuyến với HS lớp 1, 2 là không hiệu quả, gây khó khăn cho phụ huynh nên đã dừng triển khai.
" alt=""/>Đằng sau ‘điều kì diệu’ về học online ở Việt NamNgay cả khi con bạn đi học trở lại sau Tết, đây là những kỹ năng quan trọng trẻ có thể học ở độ tuổi này.
Thành thạo Nấu ăn Trung cấp
Ở độ tuổi này, bạn có thể dạy con mình đánh trứng, và làm bánh. Nhưng bạn cũng có thể dạy chúng phân số bằng cách đặt ra các cốc đo lường và yêu cầu chúng nhân đôi, gấp ba hoặc thậm chí gấp bốn một công thức đơn giản.
![]() |
Nấu ăn là kỹ năng quan trọng trẻ 8 - 10 tuổi cần học. Ảnh: yours uk |
Và, nếu con bạn đặc biệt thành thạo ở độ tuổi này, hãy cho phép chúng nấu một bữa ăn gia đình (tất nhiên là có sự giám sát của bạn). Một khảo sát khoa học gần đây chỉ ra rằng, nấu ăn là một hoạt động giúp trẻ giảm buồn chán và xả stress hiệu quả trong đại dịch.
Học cách làm vườn
Làm vườn là một trong những cách tốt nhất để kết hợp kỹ năng sống với khoa học. Ví dụ, hãy nói về lượng ánh sáng mặt trời mà cây rau cần để phát triển. Bạn thậm chí có thể thảo luận về quá trình quang hợp nếu bạn cảm thấy con hứng thú với thực vật. Bạn cũng có thể nói về các loại đất khác nhau và loại đất tốt nhất cho cây phát triển.
Không phải nhà ai cũng có vườn để làm việc trên, nhưng ở cạnh cây cối, biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên xanh là một trong những biện pháp “thiền” cho tâm hồn của trẻ.
Sử dụng các công cụ phổ biến
Búa, tua vít, cờ lê - hầu hết các công cụ này đều yêu cầu sự phối hợp thể chất tay chân mắt. Nhưng chúng cũng yêu cầu một số yếu tố của toán học hoặc khoa học vật lý dưới dạng góc, lực, động lượng và tốc độ.
Tìm cơ hội để con bạn giúp đỡ xung quanh nhà bằng các công cụ an toàn. Ví dụ, yêu cầu con siết chặt các vít trên giá treo khăn tắm trong phòng tắm hoặc treo ảnh trong phòng của gia đình. Kỹ năng này giúp con ứng biến tốt hơn và nhận thức mình có thể thay đổi môi trường sống bằng các công cụ.
Tập nhận biết cảm xúc của bản thân
Trẻ cần tập kỹ năng nhận biết, và có thể chỉ tên và giải thích những cảm xúc của mình. Đây là bước đầu quan trọng để trẻ có thể tập quản trị cảm xúc khi lớn hơn, và cũng giúp giao tiếp trong gia đình trở nên rõ ràng.
Khi trẻ nhận biết và định hình được cảm xúc trong ngày của mình, cha mẹ có nhiều thông tin hơn về việc quyết định cần hay không cần can thiệp vào cảm xúc của con.
Luyện kỹ năng định hướng
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của GPS và các thiết bị dẫn đường, tuy nhiên trẻ nhỏ vẫn cần học kỹ năng định hướng và điều hướng trong không gian thực. Đây là kỹ năng cần thiết để phát triển tư duy 3 chiều, cũng như là điều kiện cần để tránh bị đi lạc.
Xử lý được vết thương nhỏ
Trẻ cần được rèn luyện để trở nên bớt sợ hãi khi nhìn thấy máu, cụ thể là các vết thương nhỏ thường gặp phải khi trẻ vận động. Các bước sơ cứu vết thương cơ bản, như rửa vết thương, băng gạc cần được luyện tập thành thục.
Thầy giáo Ngô Huy Tâm
Các thanh niên tuổi Teen cần học cách chịu trách nhiệm hoàn toàn về thời gian, tiền bạc và vệ sinh cá nhân của mình; còn thanh thiếu niên nên tập trung vào các kỹ năng như cân bằng, các công việc bảo trì cơ bản trong gia đình.
" alt=""/>6 kĩ năng cần thiết với trẻ 8Để tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo tới các trường tuyệt đối không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán để học sinh được nghỉ ngơi thoải mái, cùng gia đình đón Tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi và vui chơi giải trí lành mạnh, an toàn.
Bên cạnh đó, Sở cũng chỉ đạo tăng cường giáo dục học sinh về ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền của dân tộc, từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. Giáo dục học sinh tinh thần yêu lao động, có ý thức giúp ông bà, cha mẹ trong việc chuẩn bị đón năm mới, góp phần tạo không khí vui tươi, đầm ấm trong mỗi gia đình, tiếp nối truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Trước đó, ngày 3/2, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có công văn về việc thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, UBND tỉnh quyết định cho học sinh mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên toàn tỉnh; học viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sinh viên trường cao đẳng, đại học trên địa bàn nghỉ học từ ngày 4 đến hết ngày 21/2/2021 (từ ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý đến hết ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu) để phòng, chống dịch Covid-19 và nghỉ Tết theo quy định.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT; hiệu trưởng các trường ĐH,CĐ; giám đốc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn yêu cầu giáo viên không giao bài tập cho học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ Tết, tạo điều kiện cho phụ huynh và học sinh, sinh viên sum họp gia đình, đón Tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí lành mạnh, an toàn.
Sở GD-ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có văn bản với thông điệp “Nghỉ tết không áp lực bài tập” được nhiều người ủng hộ.
Thanh Hùng
Theo công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập mà thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ Tết quá nhiều.
" alt=""/>3 tỉnh quyết định không giao bài tập cho học sinh vào dịp Tết